Dấu hiệu chó mang thai và cách chăm sóc mà bạn cần biết

Việc chăm sóc chó mang thai tại nhà cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không có kiến thức cũng như sự chuẩn bị kỹ càng thì việc sinh đẻ tự nhiên của chó có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, nếu bạn đang nghi ngờ chó của mình có thai thì đừng bỏ qua những nhận biết dấu hiệu chó mang thai và cách chăm sóc chúng được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Pet Hugz nhé.

Dấu hiệu chó mang thai mà bạn cần biết

  • Sự thay đổi bên ngoài của chó: Dấu hiệu cơ bản nhận biết chó có thai chính là sự thay đổi của núm vú. Núm vú sẽ trở nên hồng hào và căng phình hơn. Dấu hiệu này chỉ rõ rệt khi thụ thai được 2 – 3 tuần.
  • Tuần thứ 4 – 5 thì bụng chúng sẽ tròn và căng đầy hơn: Khi bước vào tuần thứ 6 – 9, cơ thể chúng mới có những biến đổi rõ rệt như tuyến vú căng phồng.
  • Sau một thời gian chó được thụ tinh, chúng trở nên hiền: Đôi lúc mệt mỏi và có biểu hiện nghén. Lúc này bạn có thể chuẩn đoán được là chó nhà mình có mang thai hay không?
  • Thay đổi khẩu vị: Khi chó có thai, tử cung của chúng sẽ phát triển hơn và chiếm nhiều diện tích. Vì vậy, lúc này chó mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn từng chút một.
  • Tìm ổ đẻ: Chó mẹ thường sẽ đi tìm vị trí và ổ đẻ trước khoảng 2 – 3 tuần. Thường vào những tuần cuối của giai đoạn mang thai. Do đó, để chăm sóc chó mang thai bạn cần chuẩn bị một nơi kín, đảm bảo yên tĩnh và thoáng rộng để cho chó mẹ nằm trước.
  • Biện pháp chẩn đoán chó có thai: Thông thường sớm nhất cũng phải từ 26 – 35 ngàỵ sau phối giống chó. Tất cả đều dựa vào thăm khám lâm sàng của các bác sĩ thú y.

Bạn không được chụp X-quang khi chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con sau 45 ngày mang thai. Độ chính xác 95% về số lượng thai. Vì vậy, siêu âm cho chó là để xác định số lượng con chứ không có ý nghĩa chuẩn đoán.

dấu hiệu chó mang thai

Các giai đoạn khi chó có dấu hiệu đang mang thai

Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 30 ngày đầu)

Trong thời gian này, chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai. Nhưng bạn vẫn cần cân chỉnh và chăm sóc chó mang thai bằng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn cho chó. Khi chó có thai, chúng rất biếng ăn. Thậm chí là bỏ ăn và mệt mỏi. Hiện tượng biếng ăn này thường xảy ra trong 3 – 4 tuần đầu mang thai. Nó sẽ sớm kết thúc sau khoảng 1 tuần. Sau đó, nếu chó vẫn biếng ăn, bỏ ăn dài ngày thì bạn cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám.

Giai đoạn giữa thai kỳ (từ ngày 35 – 45)

Lúc này, cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn. Thái độ và hành vi của chó cũng biến đổi. Đây cũng là giai đoạn bạn nên tăng cường chăm sóc chó mang thai và chế độ ăn cho chúng. Bạn không nên cho chúng ăn quá no mà chia thành từng bữa nhỏ. Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, nhất là chất sắt.

Giai đoạn cuối của thai kỳ (từ ngày 35 – 45)

Đến khoảng sau ngày 45 thai kỳ thì bạn có thể cho chó ăn Mega-cal. Tùy theo thể trọng của cún mẹ. Thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng canxi cần thiết. Có thể nói, cách chăm sóc chó mang thai giai đoạn thai kỳ là một vấn đề khá phức tạp. Bạn không chỉ đầu tư công sức, thời gian, chi phí mà còn phải thật sự yêu thương và quan tâm chúng.

Một số lưu ý khi chăm sóc chó mang thai

Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà. Tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài. Chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc chó mang thai với các vấn đề sau:

  • Cung cấp các thức ăn giàu calo, canxi và phốt-pho.
  • Có hàm lượng chất béo cao hơn giúp thỏa mãn nhu cầu calo cao hơn.
  • Dễ tiêu hoá để tối đa hóa lượng calo tiêu thụ được từ thức ăn.
  • Có hàm lượng protein nhiều hơn để chó con phát triển khỏe mạnh.
  • DHA hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của chó con.
  • Cung cấp nhiều chất sắt.
  • Đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ.

Đối với chó Pitbull và các dòng chó lông sát hoặc gần như không có lông, thể hình thấp thì vẫn có thể tắm được cho chúng. Đối với các dòng chó to và cao như GSD (Becgie Đức) và Rott thì không nên cho tắm cho chúng. Vì thói quen lắc người liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi trong bụng. Bạn nên lấy khăn thấm nước ấm và lau nhanh cho chó là được. Nếu bắt buộc phải tắm, thì nên tắm nhanh và bạn phải giữ chó. Lau hoặc sấy cho lông chúng thật khô. Tắm trong nhà vệ sinh kín gió và nên dùng nước có nhiệt độ thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *